Ý nghĩa tiêu đề
Tiêu đề Ranh Giới Trống Rỗng mêu tả nội tâm nv chính Shiki. Trong phim, Shiki ở ngay trên một ranh giới phân chia một bên là quay về hiện thực, bên kia là vực thẳm hư vô (trống rỗng) mêu tả cái chết. Shiki đứng ngay lằn ranh ấy suốt 2 năm dài. Sau khi chọn lựa (hay đúng hơn là SHIKI nam chọn chết thay), Shiki thức tỉnh sau cơn hôn mê. Có điều dù đã thức tỉnh và thể xác Shiki không còn ở cái lằn ranh giữa sống và chết ấy nữa, tâm hồn Shiki vẫn ở ngay lằn ranh giữa hư không (trống rỗng) và cuộc sống. Có lẽ đến cuối cùng, Shiki mới thật sự tiến đến sự sống thật và bước khỏi vực thẳm (hay cái lằn ranh) trống rỗng đó.
Kara no Kyoukai còn có thể hiểu theo nghĩa Cảnh Giới Hư Không, mêu tả Shiki thứ 3, người đạt cảnh giới tối thượng nhất trong anime này. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu nó theo nghĩa khác nữa khi xem chương kết của nó. Tự xem mà suy diễn nhé.
Kara no Kyoukai blog đã dùng cái tựa Khoảng Trống Trong Tâm Hồn để dịch tiểu thuyết của nó. Cái tựa này cũng khá là phù hợp với nội dung và nhất là với nv chính, Shiki, trong này.
Tựa phụ “Khu Vườn của Những Tội Đồ” có lẽ ám chỉ con người trong thế giới vật chất đầy tội lỗi lẫn những người mà những nhân vật chính của chúng ta đối mặt xuyên suốt 8 phim này.
Đánh Giá
Hưm…Chà, quá đỉnh đi! Mấy anime thể loại harem nên học hỏi KnK. À, giỡn tí thôi. Giờ vào đề đây. Xem loạt phim này đã lâu nhưng chưa hề đánh giá nó. Giờ ngồi xem lại khiến tui lên cơn mà đánh giá nó đây.
Lẽ ra mỗi ép phim và OVA này nên có một bài đánh giá riêng, bởi chúng đều có chút khác nhau về phong cách animation, không khí và đặc điểm truyện. Ở đây, tui sẽ đánh giá nó như một loạt xê ri anime và một câu chuyện dài. Khi nào cảm hứng lên và rảnh rỗi, tui sẽ đánh giá từng ép phim nó riêng.
Tui không phải fan cuồng của Type-Moon, cũng không thật sự quá lậm tiểu thuyết KnK. Trước khi xem KnK, tui đã từng xem qua Fate/Stay Night lẫn Shingetsutan Tsukihime (hai tp của Type-Moon) và không thật sự thích gì chúng cho lắm. Thêm nữa, anime dựng từ tiểu thuyết hoặc game thường không ok. Nên hiển nhiên, tui không thật sự quá trông chờ gì khi biết KnK được dựng phim màn ảnh rộng. Thế nhưng, thú thật, tui thích KnK nhiều hơn tui đã nghĩ.
Bối cảnh và ý tưởng (4.5/5)
Bối cảnh bộ phim này là Nhật bản những năm 90. Nhàm chán chưa? Có điều thế giới này có tồn tại những thứ siêu nhiên (trực tử ma nhãn, thiên lý nhãn, vân vân), những ma thuật sư, yêu tinh và nhiều thứ khác. Thú vị hơn chưa?
KnK là một bộ phim với nhiều lớp truyện. Ở những góc độ khác nhau, chúng ta có thể xem KnK như xem:
(1) KnK là câu chuyện tình thật lãng mạn
và thơ mộng (chắc vậy) giữa Shiki và Kokutou. Ở đây, bạn nên xem theo
thứ tự cốt truyện 2-4-3-1-5-6-7-8.
(2) KnK là những cuộc điều tra án mạng
đầy bí ẩn. Ở đây, bạn có thể chỉ xem các ép 2-4-7 cho một câu chuyện
điều tra án mạng li kì với một câu hỏi chính: Shiki có phải là hung thủ?
(3) Từng ép phim một đều đưa ra những
biểu tượng lẫn triết lý sống cho khán giả phân tích. Bạn không nhất
thiết phải coi theo thứ tự nào.
Tuy nhiên, điểm nhất vẫn là xem toàn bộ phim, bởi chỉ khi đó, bạn mới thật sự khám phá câu chuyện trọn vẹn hơn được. Bởi khuyết điểm chính của từng ép phim là chúng không phải dạng phim dành để xem riêng lẻ. Ý tui là bạn sẽ vẫn có một cốt truyện nhất định trong từng ép phim, có mở đầu và kết thúc cho sự kiện trong phim đó, nhưng vẫn còn vô khối lỗ hỏng và những câu hỏi cần được giải thích.
Lấy ví dụ, nếu chỉ xem mỗi tập 1, chúng ta vẫn sẽ hiểu mạch truyện chính là điều tra về vụ tự sát của những nữ sinh. Ta vẫn được cho biết hung thủ và kết cuộc hoàn chỉnh cho sự kiện này. Có điều, sẽ vẫn có đầy những điều khiến ta thắc mắc, như những nhân vật, sự kiện, đồ vật hay gì được nhắc đến ở đây. Chỉ khi ta xem tiếp thì mới có thể giải mã những câu hỏi đó.
Trình tự sự việc là một điểm lý thú lẫn chán nản của phim này (tùy theo từng người). KnK nhảy vào với một câu chuyện nằm ở giữa mà không hề có giới thiệu nhân vật lẫn những thuật ngữ trong này. Tui không biết người khác thế nào, nhưng đối với tui thì điểm này là điểm ăn tiền. Bởi nếu KnK bắt đầu đúng theo trình tự thời gian bằng cách trình chiếu ép 02 trước (ép khởi đầu của mọi việc) thì chắc tui đã quăng KnK vào mục có thời gian mới xem. Đối với tui, ép 02 là ép nhàm chán thứ hai trong loạt phim này sau ép 06.
Tui thích kiểu chọn lựa rất mạo hiểm này của KnK. Bộ phim như thể gián tiếp đòi hỏi khán giả phải thật kiên nhẫn và thật tập trung để tìm hiểu nó. Nó không chiều theo ý của người xem (như thêm nhiều cảnh fanservice hay theo một cái sườn dễ xem). Khán giả có thể phải xem theo nhiều khía cạnh, nhiều góc độ hoặc có khi phải xem vài lần mới có thể hiểu hết được nó. Nên ở một khía cạnh nào đó, bạn có thể nói KnK là một bộ phim khá kén chọn người xem. Có điều, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng khi xem hết chúng đấy.
Đối với những fanboy, đây có thể (chắc rồi) là một điểm cộng: Harem. Ô yeah! Khoan, chớ nổi nóng (fan cực đoan của KnK). Tui không nói đây là một anime theo dạng harem. Nhưng nó quả thật đầy đặc điểm của những harem (dù tác giả vô tình hay cố ý). Nhìn hình dưới nào, ta có đủ loại nữ theo mọi dạng: ngây thơ hiền dịu, em gái nhí nhảnh, dạng tsundere, và dạng chị gái chính chắn (từ trái sang phải nhá – Vẫn còn thiếu tiểu thư Fujyou nữa).
Chưa kể, hậu cung của Kokutou còn có cả nam nữa kia (có lẽ fanboy sẽ không thích liệt kê cả Lỉo và SHIKI nam vào, ha ha). Tất cả những nhân vật nữ trên (gồm cả hai nam tui nói đến) đều có một mối quan hệ đặc biệt hoặc một tình cảm đặc biệt dành cho Kokutou. Như Fujyou, Asagami, Azaka, Shiki đều yêu Kokutou. Với Tokou thì Kokutou là người duy nhất vượt được kết giới ngăn cách giữa thế giới thường và Động Miếu mà tiếp cận chị ta. Shiki nam rõ ràng thích Kokutou. Còn Lio thì hiển nhiên có một tình cảm rất quái dị dành cho Kokutou, dù hắn ám ảnh với Shiki.
Nói như vậy không có nghĩa tui đánh giá thấp KnK đi vì nó có tính chất này. Bởi trước KnK, cũng có khá nhiều anime có chút chiều hướng này (Như RahXephon, Evangelion, Last Exile) và gần đây nhất là Shịt Ảo Online– à, ý tui là Sword Art Online đó. Thật ra tui đánh giá nó cao hơn vì nó có thể tạo ra một harem mà nhân vật nam chính không shịt như đám nhân vật nam chính của thể loại này (lẫn không nhàm như trong Shịt Ảo Online). Dù Kokutou vẫn chỉ là một cherry boy bình thường, không có chút năng lực gì bì được những ẻm trong này, cậu vẫn không vô dụng như đám nam chính của dạng harem. Xuyên suốt phim, khán giả có thể thấy được khả năng, công sức và nổ lực của Kokutou nhằm kiếm cơm, bảo vệ lẫn cố cưa Shiki. Điểm này cho thấy cậu hoàn toàn xứng đáng là chỗ dựa (tinh thần) của Shiki, và đáng để Shiki đáp lại tình cảm.
Cốt truyện và phát triển nhân vật (3.7/5)
Như đã nói bên trên, tùy vào góc độ mà bạn có thể cảm nhận những câu chuyện khác nhau cho KnK. Nhưng cái lõi chính vẫn là câu chuyện về Shiki và hành trình khám phá bản thân của cô. Tui sẽ không đi sâu vào tóm tắt hay phân tích cốt truyện, các bạn hãy tự xem mà tìm hiểu nhé.
Tui thật sự muốn bảo phát triển nhân vật hoàn hảo và cho điểm cao hơn ở mục này, nhưng không thể. Bởi xuyên suốt phim, chỉ mỗi mình Shiki (kô phải SHIKI lẫn Ryougi Shiki) là được phát triển toàn vẹn mà thôi. Những nhân vật khác không phát triển gì lắm. Nếu bạn có coi rồi và bảo còn Kokutou nữa thì sao. Phải, đúng là Kokutou có chút phát triển, nhưng chẳng là gì cả. Bởi từ đầu đến cuối phim, Kokutou vẫn bảo toàn một tình yêu và niềm tin không dao động, hoàn toàn cống hiến cho Shiki. Từ đầu đến cuối phim, cậu ta không hề thay đổi trên tinh thần.
Nhân vật Azaka, em gái của Kokutou Mikiya, là nhân vật thừa thải nhất trong này. Dù được cho cả một phim riêng để thể hiện mình, cô ta vẫn thật thừa thải vô cùng. Ngay cả những nhân vật phụ xuất hiện trong này (như anh họ của Kokutou hay tên điên Cornelius Alba) còn gây ấn tượng và hữu dụng hơn nhiều. Đôi khi tui nghĩ không biết tác giả nhất định phải thêm một mẫu nhân vật IMOTOU (em gái) để câu otaku không nữa (hoặc giả, đây là fetish của tác giả cũng nên). Đừng hiểu lầm, tui không cực đoan phản đối vấn đề loạn luân, nhưng là vầy. Nếu bạn thử vứt bỏ hết mọi cảnh phim có dính đến Azaka lẫn phim thứ 6, bạn vẫn sẽ thấy câu chuyện vẫn chảy thật suôn như nước trôi về nguồn.
Tóm lại, cốt truyện lẫn nhân vật trong KnK không thật sự đặc sắc gì cho lắm. Đôi khi, bạn có thể còn thấy khá là xa cách, khó lòng mà cảm thông được với những nhân vật trong này bởi họ chỉ quá…bất thường. Ngay cả người bình thường như Kokutou, người lẽ ra khán giả phải liên thông nhất, cũng thành ra một thực thể khó hiểu và bất thường ở đoạn kết. Thú thật, tui khá là thất vọng với việc này khi xem xong ép 8.
Hình ảnh và thiết kế nv (4.7/5)
“Rất đẹp!”, phải, chỉ có thể nói vậy về mặt cảnh nền của KnK. Rất xứng tầm hình ảnh của phim màng ảnh rộng. Cảnh nền được chăm chút rất tỉ mĩ. Xem đây này:
Đó chỉ là vài trong rất nhiều cảnh nền cực đẹp xuyên suốt 7 phim + 1 OVA. Dù vậy, những cảnh đẹp này vẫn chưa phải thứ đại diện cho điểm đặc sắc của KnK. Nét đặc sắc của cảnh nền trong KnK chỉ có thể coi mới cảm nhận được, tui không thể chụp lại được chúng làm ví dụ. Bởi gam màu chủ đạo của KnK là màu lạnh. Như màu xanh nhợt nhạt ma quái nhấn mạnh bầu không khí siêu nhiên, màu đen thẫm và xám mô tả không khí u ám bao trùm. Nó hoàn toàn khác biệt với khung cảnh tươi sáng rực rỡ trong những phim của Ghibli. Một cái đẹp choáng ngột theo kiểu u tối và hoài niệm.
Bao trùm lên cả là một màu cam khó diễn tả. Màu cam là màu nóng, song, bạn lại khó lòng bảo màu cam trong này là ấm áp (điển hình nhất là ở ép cuối). Có thể nói, nó trông giả tạo nhiều hơn (như cái màu của đèn đường, màu ánh sáng trong Động Miếu hay màu bầu trời về đêm). Thỉnh thoảng, trên nền nhợt nhạt đó lại nổi trội lên màu đỏ thẫm thật sốc của máu. Tất cả chúng tạo nên những cảnh nền thật lộng lẫy, sống động và vô cùng ấn tượng. Một ví dụ nổi bậc nhất là sắc đỏ đặc của dòng máu dần chảy theo những khe đá lót đường ở ép 2.
Về thiết kế nhân vật thì tui khá mừng với thiết kế này. Dù cách thiết kế vẫn theo khuôn mẫu anime thường, nhưng nó đỡ moe hơn bản gốc của nó:
Đúng không? Ít ra, thiết kế này cho nhân vật chút chính chắn và trưởng thành hơn cái kiểu rất trẻ con bên trên. Cộng thêm, tui không sao nghĩ kiểu moe có thể phù hợp nổi với dạng cốt truyện đầy bóng tối và bí ẩn như vầy. Một điểm cộng cho mục thiết kế nhân vật là nhân vật thật sự nhìn trưởng thành so với lúc nhỏ. Bạn có thể nhận thấy rõ ràng ngoại hình Kokutou ở trung học khác Kokutou khi trưởng thành
Animation (4.5/5)
Dù được dựng cách nhau khá lâu, chất lượng hoạt họa của 8 ep phim này vẫn rất đồng bộ. Chuyển động của nhân vật không hẳn là hoàn hảo, nhưng vẫn rất suông mượt và mát mắt. KnK có những cảnh chiến đấu thật mượt mà, thật sống động và thật đẹp, nhưng không hẳn là ngầu. Ý tui là vũ đạo chiến đấu trong này rất siêu phàm (về mặt kỹ thuật và góc quay). Có điều, tui sẽ không bảo những trận đấu này cực hay và cực ngầu, bởi chúng vẫn chưa thể nào bì được trận cuối trong Lưỡi Kiếm của Kẻ Lạ mặt.
Kỹ thuật quay phim, cách phối hợp ánh sáng và chọn lựa màu sắc giúp tạo nên những cảnh phim vô cùng ấn tượng cho chúng ta thưởng thức.
Thứ đầu tiên hết khiến tui đổ bộ phim này chính là nhạc nền nó, đặc biệt nhất là phần nhạc trong tập phim đầu. Tui rất thích nhạc. Bởi thế, tui thường bị nhạc nền (OST) cuốn hút trong vô thức. Tui cũng thích phân tích nhạc, nên nhạc nền mà hài hòa với không khí phim thì lại càng cuốn hút tui hơn. Nhạc nền của KnK do Kijura Yuki soạn quả thật rất tuyệt hảo và hội tụ đủ yếu tố cuốn hút tui. Kijura Yuki là người soạn nhạc cho .Hack//Sign (một bộ anime có thể nói là nhàm chán đến mức khó chịu mà tui đã theo dõi không bỏ lỡ tập nào khi nó được phát sóng trên TV chỉ vì nhạc nền nó). Trong KnK cũng vậy, nhạc nền nó lôi ra được cái không khí u hoài, cô độc, u ám, tàn khốc, ghê rợm và bí ẩn bao trùm toàn bộ phim này. Ngay cả tập phim tui không thích nhất, tập Âm Điệu Bị Lãng Quên, chính nhạc nền nó đã quyến rũ tui hoàn toàn. Như đoạn nhạc tươi vui diễn tả một Azaka đầy sinh khí và rất moe (không nhớ nổi tên cho đoạn nhạc này).
Mở đầu tập một, Quang Cảnh Nhìn Xuống, là một thước phim cũ mờ với giai điệu Trong Khu Vườn của Những Tội Đồ hết sức ám ảnh. Chính phần nhạc và hình ảnh này đã thuyết phục tui tuyệt đối, khiến tui ngồi đó xem cho hết tập phim đầy khuyết điểm này. Thanatos ( tên thần chết) hoàn toàn nắm bắt tinh thần của toàn thể phim với nhịp điệu và nhạc cụ thay đổi tùy theo cảnh gây cấn, cảnh chiến đấu hay cảnh u sầu.
Dù bạn không coi phim nó, tuy nghĩ những OST này cũng sẽ khiến bạn hài lòng. Và có lẽ, phần nào đó khiến bạn tìm xem phim này cũng nên. Tui không thể diễn tả gì hơn ngoài khẳng định nhạc nền của KnK thật sự rất dễ nghe và dễ chịu (tui sẽ không bảo hay, bởi cái này chắc sẽ tùy thuộc vào khẩu vị từng người). Cho dẫu bạn không hiểu gì về âm nhạc, bạn sẽ vẫn phần nào thấy được chút không khí của KnK trong khi lắng nghe những bản OST này.
Nhạc kết phim cũng rất hay và công phu. Mỗi phim đều được chọn nhạc có nhịp điệu và ca từ rất phù hợp với nội dung lẫn không khí phim đó. Hai bài hát có âm điệu tui thích nhất là Lãng Quên (Oblivious) của tập 1 và Aria của tập 4. Bạn có thể kiếm đọc phần ca từ của tất cả những bản nhạc kết của KnK mà xem. Tui dám chắc tui không nói ngoa.
Diễn xuất của những seiyuu không thể chê trách gì được, đặc biệt nhất là Sakamoto Maaya với vai Ryougi Shiki. Tui sẽ không nói nhiều về vụ này, tự coi mà bình lấy nhé. Dù sao bài viết này cũng hơi quá dài rồi.
Tổng quan |
KnK là một anime rất khó nuốt bởi kiểu kể
chuyện quá liều lĩnh, rõ ràng muốn chọc tức và thách thức khán giả. Tuy
nhiên, kỹ thuật hoạt hoạ, quay phim, vũ đạo, và mỹ thuật ở đây thật sự
tuyệt vời. Không ai có thể chối cãi được điều đó. Tui sẽ không bảo cốt
truyện và nhân vật KnK cực kì cuốn hút hay hấp dẫn gì, bởi bản thân tui
cũng thấy hơi buồn ngủ ở nhiều phần phim. Có điều, những khuyết điểm đó
vẫn không thể cản bạn có được một trãi nghiệm thú vị bất ngờ, đặc sắc
khi chịu khó xem cho hết bộ phim này. Thế nên, tui khuyến khích các bạn
tìm xem KnK.
Download
Cách giải mã (Decrypt) Mật khẩu giải mã (Decrypt): Ranka (Chữ R viết in hoa nhé) Cách giải mã (Decrypt): - Tải phần mềm Decrypt (khoảng 300KB, chạy trực tiếp): Link 1 Link 2 (mật khẩu giải nén: orion19900991noiro) - Down anime (file nén) về, giải nén bằng phần mềm Winrar sẽ được file .mkv đã được mã hóa (phải giải mã mới xem được). - Giải mã file .mkv: mở phần mềm Decrypt + Kéo những file cần giải mã vào cửa sổ giải mã. + Nhấn Decrypt. + Điền mật khẩu rồi nhấn Start và chờ vài giây là có thể mở file .mkv lên coi được. Lưu ý: không để các file cần giải mã ở trong các thư mục dùng tên tiếng Việt có dấu vì phần mềm này không hiểu tiếng Việt có dấu, nếu gặp lỗi báo file đưa vào không mã hóa thì đưa file .mkv ra Desktop (nền màn hình) rồi tiến hành giải mã.
nguồn:thekyokai.info/Ranka/
|
1 nhận xét:
BigKool 2017 Mới nhất cho phép chơi game và giải trí miễn phí với nhiều trò chơi dân gian hay tải game bigkool miễn phí về máy tại đây
Đăng nhận xét
» Cảm ơn bạn đã đọc bài viết
Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu muốn
» Rất cảm ơn những comment thiện ý