Hầu hết mọi người đều biết đến Higurashi qua anime nổi tiếng cùng tên.
Umineko là một sound novel cùng tác giả với Higurashi, thậm chí được coi
là phần sau về tinh thần của series nổi tiếng kia. Giống như Higurashi,
Umineko gồm tám sound novel, tám “arc” được xuất bản từ từ, 4 arc
“question”, và 4 arc “chiru”, phần này ở Higurashi là phần “answer”.
Umineko cũng được dựng thành anime bởi DEEN, but chỉ có 4 arc đầu, và
gây tranh cãi bởi chất lượng adapt của DEEN. (Ngang ngửa với cái meme
“There is no Tsukihime anime” bên TYPE MOON fanbase).
Cốt truyện:Câu chuyện xoay quanh bí ẩn trên đảo Rokkenjima, thuộc gia tộc Ushiromiya.
Trong hai ngày 4 -5 tháng mười một năm 1986, khi gia tộc gồm 18 người *có lẽ* kể cả người hầu đang họp trên đảo trong cuộc họp gia tộc hàng năm, thì một cơn bão lớn xảy ra. Đảo bị mất liên lạc. Quen thuộc chứ? Ryukishi là fan của Agatha, và bạn…chắc cũng đoán ra chuyện gì xảy ra cho những kẻ xấu số đó rồi.
Sau đó người ta tìm được hai vỏ chai trong đó có thư của người tự xưng là Maria Ushiromiya, một đứa trẻ trong gia đình nọ, thuật lại những sự kiện trên đảo như một vụ giết người hàng loạt được tạo nên bởi hung thủ siêu hình là Golden Witch – Beatrice. Nhưng Maria chỉ tám tuổi vào thời điểm xảy ra vụ án. Và làm gì có chuyện phù thủy giết người chứ?
Không có đủ bằng chứng để phản bác bức thư trong chai, còn người sống sót duy nhất (nếu có) lại quyết định câm hơi lặng tiếng, vụ án trên đảo Rokkenjima gây nên tranh cãi, bàn luận trong thời gian dài. Umineko là hành trình tìm kiếm sự thật (chắc thế) của hai ngày đó. Từ hai thông điệp của Maria, người ta viết thêm nhiều hơn về bí mật trên đảo.
Câu chuyện được viết như sự tranh luận của Battler, một người thanh niên trong gia tộc, với Golden Witch Beatrice. Battler khăng khăng hung thủ là con người, trong khi Beatrice khăng khăng mình là kẻ giết người bằng ma thuật. Nghe có vẻ rất ngu đúng không? Anime không làm rõ điều này, do trình adapt đầy tai tiếng của DEEN khiến nhiều người cho rằng Battler thiếu não khi ngồi phủ định sự tồn tại của phù thủy với một phù thủy bằng text ma thuật !!! Thực ra cuộc tranh luận giữa Battler và Beatrice nằm ở một tầng ẩn dụ khác, nó gần như tượng trưng cho cuộc tranh luận giữa hai phe với hai quan điểm khác nhau về vụ án trên Rokkenjima, giữa độc giả, và Ryukishi. Một phe cho rằng hung thủ là người, phe kia khẳng định ngược lại. Đến Chiru chúng ta còn thấy nhiều phe với các thái độ khác nhau nữa.
Mỗi EP tái diễn lại sự kiện trên đảo với góc nhìn khác nhau, trong đó Beatrice ra sức tạo nên những vụ án trong phòng kín, những vụ giết người bí ẩn, còn Battler ra sức chỉ ra khả năng hung thủ là con người trong những vụ án tưởng như bất khả đó. Ít nhất đó là 4 ep đầu, những ep sau...càng phức tạp hơn nữa.
Và bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta, với MÁU, GORE, ÁN MẠNG DÃ MAN, LÝ LUẬN, TRINH THÁM, FANTASY, CREEPY LOLI, SMALL BOMB, DRAGON, CREEPY LOLI, MAGIC BATTLE, BUNNY GIRLS, TROLL, GOAT, GENDER BENDER, ...and have I said creepy loli?
Nghe như đùa nhưng đó là sự thật. Umineko đa dạng tới mức fan cũng không biết xếp nó vào loại gì. Bạn muốn kinh dị? Lãng mạn? Hài hước? Trinh thám? Những trận chiến ma thuật hoành tráng như Fate Stay Night? Bạn muốn gì, Umineko cũng có hết. Ryukishi hình như chỉ muốn nhồi nhét tất cả thể loại có thể tồn tại trên đời vào tác phẩm của mình. Và tin tôi đi, chúng hòa vào nhau rất mượt mà.
Các arc chính:
Các arc của Umineko được xuất bản cách nhau nửa năm, hiện 7 arc đã có manga. Mỗi arc gồm phần game chính, phần Tea Party, cung cấp thêm hint, và sau khi phần Tea Party đã finish, sẽ unlock một phần ???? Party, cung cấp thêm hint nữa.
EPISODE 1: Legend of the Golden Witch.
Là arc “đời thường” nhất, giới thiệu sự kiện trên đảo Rokkenjima, những nhân vật con người liên quan trực tiếp. Arc này có cách viết như And then there were none của Agatha, kể cả cái chai thả xuống biển. Đây cũng là arc hầu như không có hiện tượng siêu nhiên gì, trừ phần Tea Party trở đi.
EPISODE 2: Turn of the Golden Witch:
Giới thiệu cuộc chơi giữa Beatrice và Battler, cuộc chiến bắt đầu.
Arc cũng tập trung vào mối quan hệ giữa mẹ con Rosa và Maria và chuyện tình yêu giữa 2 cặp servant – master : Kanon – Jessica, Shanon – Geogre, giữa hai chị em người hầu và cặp anh em họ của gia đình quyền quý đấy.
Quan trọng nhất, đây là arc có sự xuất hiện của red text, một yếu tố quan trọng trong cách chơi của trò chơi. Red text luôn nói sự thật.. Trong một trò chơi đầy ẩn dụ và ảo ảnh, Red text gần như thứ duy nhất tương đối đáng tin cậy.
EPISODE 3 Banquet of the Golden Witch.
Arc này lấy nhân vật trọng tâm là Eva, con gái thứ hai của Kinzo và bác gái của Battler, giải thích mặc cảm của bà trong việc giành quyền thừa kế với Krauss, trưởng nam, anh trai mình.
End của arc này là một quả troll tuyệt đỉnh.
EPISODE 4: Alliance of the Golden Witch:
Nhân vật debut quan trọng nhất là Ange Ushiromiya, em gái của Battler, người duy nhất của dòng họ còn sống vào năm 1998 do bị bệnh không lên đảo vào năm 1986. Arc gồm hai tuyến song song: Trò chơi của Battler/Beatrice và hành trình của Ange vào năm 1998 đến Rokkenjima tìm kiếm sự thật. Nó cũng nhắc đến quan hệ giữa Maria và Rosa trong một chiều hướng khá tăm tối.
Arc có sự xuất hiện của BlueText.
EPISODE 5: End of the Golden Witch.
Đây là arc chính thức giải thích một số sự kiện trong EP1, nó song song với EP 1 về nhiều mặt, tập trung vào nhân vật Natsuhi, con dâu trưởng, vợ của Krauss, Ngoài ra còn có sự xuất hiện của em thám tử Erika cùng tùy tùng. Các quy luật Knox của truyện trinh thám cũng được chính thức đưa vào truyện.
Arc có sự xuất hiện của Golden Text.
EPISODE 6: Dawn of the Golden Witch.
Arc đầy Umineko lên một tầm meta mới, với kết cấu là Ange vào năm 1998 đọc một cuốn tiểu thuyết (nội dung ep 6_) cho tác giả của nó, một ngườitự xưng là kẻ viết fake bottle message nổi tiếng, Hachijo Toya (Vì sự kiện ở Rockenjima rất nổi tiếng nên có nhiều người dựa vài hai message bottler được tìm thấy mà viết thêm như fanfic)
Song song với arc 2, nó cũng đề cập đến hai mối tình trên đảo, nhưng theo chiều hướng rất đen tối.
Ryukishi coi arc 6 là “kết thúc câu chuyện giữa Battler và Beatrice”
EPISODE 7: Requiem of the Golden Witch
Giới thiệu ba nhân vật quan trọng: Lion, Yasu và Will Wright (refer tới S.S VANE DINE, một nhà văn viết truyện trinh thám)
Nó reveal “without heart” sự kiện tàn sát trên đảo. Và quan trọng hơn nó cung cấp tất cả hint cho người đọc về việc Beatrice rốt cuộc là ai.
Ryukishi coi arc 7 là kết thúc của phần mystery trên đảo.
EPISODE 8: Twilight of the Golden Witch
ULTIMATE TROLL. Enough said.
Các arc của Umineko được xuất bản cách nhau nửa năm, hiện 7 arc đã có manga. Mỗi arc gồm phần game chính, phần Tea Party, cung cấp thêm hint, và sau khi phần Tea Party đã finish, sẽ unlock một phần ???? Party, cung cấp thêm hint nữa.
EPISODE 1: Legend of the Golden Witch.
Là arc “đời thường” nhất, giới thiệu sự kiện trên đảo Rokkenjima, những nhân vật con người liên quan trực tiếp. Arc này có cách viết như And then there were none của Agatha, kể cả cái chai thả xuống biển. Đây cũng là arc hầu như không có hiện tượng siêu nhiên gì, trừ phần Tea Party trở đi.
EPISODE 2: Turn of the Golden Witch:
Giới thiệu cuộc chơi giữa Beatrice và Battler, cuộc chiến bắt đầu.
Arc cũng tập trung vào mối quan hệ giữa mẹ con Rosa và Maria và chuyện tình yêu giữa 2 cặp servant – master : Kanon – Jessica, Shanon – Geogre, giữa hai chị em người hầu và cặp anh em họ của gia đình quyền quý đấy.
Quan trọng nhất, đây là arc có sự xuất hiện của red text, một yếu tố quan trọng trong cách chơi của trò chơi. Red text luôn nói sự thật.. Trong một trò chơi đầy ẩn dụ và ảo ảnh, Red text gần như thứ duy nhất tương đối đáng tin cậy.
EPISODE 3 Banquet of the Golden Witch.
Arc này lấy nhân vật trọng tâm là Eva, con gái thứ hai của Kinzo và bác gái của Battler, giải thích mặc cảm của bà trong việc giành quyền thừa kế với Krauss, trưởng nam, anh trai mình.
End của arc này là một quả troll tuyệt đỉnh.
EPISODE 4: Alliance of the Golden Witch:
Nhân vật debut quan trọng nhất là Ange Ushiromiya, em gái của Battler, người duy nhất của dòng họ còn sống vào năm 1998 do bị bệnh không lên đảo vào năm 1986. Arc gồm hai tuyến song song: Trò chơi của Battler/Beatrice và hành trình của Ange vào năm 1998 đến Rokkenjima tìm kiếm sự thật. Nó cũng nhắc đến quan hệ giữa Maria và Rosa trong một chiều hướng khá tăm tối.
Arc có sự xuất hiện của BlueText.
EPISODE 5: End of the Golden Witch.
Đây là arc chính thức giải thích một số sự kiện trong EP1, nó song song với EP 1 về nhiều mặt, tập trung vào nhân vật Natsuhi, con dâu trưởng, vợ của Krauss, Ngoài ra còn có sự xuất hiện của em thám tử Erika cùng tùy tùng. Các quy luật Knox của truyện trinh thám cũng được chính thức đưa vào truyện.
Arc có sự xuất hiện của Golden Text.
EPISODE 6: Dawn of the Golden Witch.
Arc đầy Umineko lên một tầm meta mới, với kết cấu là Ange vào năm 1998 đọc một cuốn tiểu thuyết (nội dung ep 6_) cho tác giả của nó, một ngườitự xưng là kẻ viết fake bottle message nổi tiếng, Hachijo Toya (Vì sự kiện ở Rockenjima rất nổi tiếng nên có nhiều người dựa vài hai message bottler được tìm thấy mà viết thêm như fanfic)
Song song với arc 2, nó cũng đề cập đến hai mối tình trên đảo, nhưng theo chiều hướng rất đen tối.
Ryukishi coi arc 6 là “kết thúc câu chuyện giữa Battler và Beatrice”
EPISODE 7: Requiem of the Golden Witch
Giới thiệu ba nhân vật quan trọng: Lion, Yasu và Will Wright (refer tới S.S VANE DINE, một nhà văn viết truyện trinh thám)
Nó reveal “without heart” sự kiện tàn sát trên đảo. Và quan trọng hơn nó cung cấp tất cả hint cho người đọc về việc Beatrice rốt cuộc là ai.
Ryukishi coi arc 7 là kết thúc của phần mystery trên đảo.
EPISODE 8: Twilight of the Golden Witch
ULTIMATE TROLL. Enough said.
Dẫn chứng tới truyện trinh thám:
Golden Witch VS Golden Age (mystery)
Umineko chịu ảnh hưởng nặng của Agatha Christie, với bối cảnh của And then there were none, và nhân vật từ The Crooked House (Rất may mắn là em Maria chưa đến nỗi…như em bé trong đó)
Trong câu chuyện, Ryukishi, dù khẳng định từ đầu “đây không phải truyện mystery, chúng mày đừng suy luận mất công, hung thủ là phù thủy đó,” nhưng cách viết và lý luận đậm chất truyện trinh thám đã là mồi câu hoàn hảo cho fan của thể loại này. Nhưng có vẻ Ryukishi đang đùa nhiều hơn là nghiêm túc, khi đưa chính 10 quy luật Knox và 20 luật của Van Dine và câu chuyện mình viết. Nó thảo luận các vấn đề và cliché thường gặp của truyện trinh thám, có thể coi là một “essay” về truyện trinh thám hơn là truyện trinh thám thực sự.
Lý luận về truyện trinh thám của Ryukishi, tiếc thay, với các fan của Golden Age Mystery, là còn nhiều sơ hở, và có lúc quá coi nhẹ thể loại này, như khi ông khẳng đinh, truyện trinh thám “không quan tâm đến trái tim”.
Writing style:
Bản dịch của Witch Hunt có thể nói là khá kĩ lưỡng. Với tính chất của Umineko, arc sau phủ định arc trước, họ phải dịch cực kì nhanh và hiệu đính lại các arc trước theo những thông tin mới ở arc này. Nhưng chất lượng dịch vẫn khá tốt.
Còn Ryukishi, đầu tiên tớ phải nói là chất lượng viết (ý tưởng, diễn đạt, thủ pháp nghệ thuật) của Umineko cao hơn mặt bằng chung của visual novel/sound novel. Những cliché của thể loại mystery được sử dụng khôn ngoan, tác giả chơi đùa một cách khá thoải mái với một thế giớinhiều metaphor. Tôi sẽ cho điểm cao của Ryu về sự TÁO GAN, đã tận dụng hết khả năng của một cốt truyện nhiều arc để xây dựng một thế giới nhiều tầng, đến nỗi giờ bạn không thể hiểu nổi mình đang ở tầng nào.
Qủa vậy, Umineko là một thế giới của metaphor. Tất cả đều không “thực” nhưng tất cả đều có ý nghĩa gì đó. Những khung cảnh của Kinzo là không thực, nhưng nó đều chuyển tải gì đó đến người khác về cách người ta nhìn vào ông, (Natsuhi chẳng hạn)
ồ, và còn nữa, Ryukishi là thằng troll vĩ đại. Giang hồ đồn đại là Ryukishi tự mình xông pha các forum để xem fan đang có cái theory gì để về nhà đập tan nát trong bản game sắp tới. Vì vậy, mỗi lần ep mới lên, bạn có thể thấy forum trên animesuki gần như bốc cháy vì…lửa giận của fan, và nhiều lúc đọc tôi dám thề là R07 đang mỉm cười “đểu cáng”. Rất tiếc là bây giờ bạn đọc Umineko thì thời gian đọc nó “vui vẻ”, khóc ròng uất hận nhất đã qua rồi. Có thể nói fandom của Umineko vừa giận vừa ghét vừa không bỏ R07 mà đi được, như trong một "mối tình" rất sadistic vậy.
Đương nhiên cách viết của Ryukishi còn rất nhiều tồn đọc. Thời gian viết ngắn khiến câu cú không trau chuốt, nhiều đoạn hơi lê thê buồn ngủ, và cái thói quen của tác giả dùng :cackle cackle: hay là mấy cái Engrish như DEATH SENTENCE TO DEATH!!! có thể làm người đọc khó chịu.
Điều cuối là, năng lực của Ryukishi không đều. Có thể godlike (Higurashi) cũng có thể chán bỏ xừ (Okami Kakushi). Umineko cũng có những đoạn đọc rất…chán nản…Cái Tea Party của EP cuối cùng là ví dụ. Và tớ đố cậu nào đọc qua cái Love Duel của EP 6 mà không ngáp ấy. Tớ đọc đoạn đó chỉ vì hai em Zepar Fufur.
Tuy nhiên, với tất cả sự thể nghiệm của nó, cấu trúc độc đáo và sự nhiệt tình của tác giả trong việc tích cực troll fan như thế, đã khiến Umineko trở nên hấp dẫn đến quái đản. Đó cùng loại như cái ma lực đã kéo người ta với thể loại trinh thám, như những tác phẩm kinh điển của Agatha Christie: để suy nghĩ, tranh luận cùng tác giả. Bây giờ có thể chắc chắn rằng Umineko không phải là truyện trinh thám, nhưng Ryukishi hiểu hơn ai hết rằng truyện trinh thám là thể loại có tính tương tác mạnh mẽ nhất giữa người đọc và tác giả. Và R07 đã thành công phần nào trong việc tái dựng tính tương tác ấy trong một game không có choice (trừ EP8, nhưng mấy choice đó khá…)
Và tớ rất thích cách nghĩ của R07 rằng “truyện trinh thám dựa trên tình yêu và niềm tin giữa tác giả và độc giả.Cốt truyện của Umineko nói rất nhiều về tình yêu. Tình yêu là sự thật. Tình yêu giúp ta nhìn thấy sự thật mà cũng có thể che giấu sự thật. Trong mối quan hệ giữa người đọc và tác giả, thì đây cũng là một điều tớ thích ở Ryukishi. Mặc dù cái kết của Umineko nó khiến tớ, một fan trinh thám cuồng nhiệt thấy bị phản bội,(không phải nói dở, chỉ là nó không giống mình mong đợi), nhưng cách nghĩ và cách viết của Umineko vẫn rất đáng ghi nhận,. Có cái gì đó rất đàn bà trong cách R07 viết truyện trinh thám, giống như một người tình thoắt làm mặt giận dỗi, lúc giả bộ ngọt ngào, dẫu là cách gì ta cũng không đoán được, nhưng ta biết nàng chỉ muốn ta tìm hiểu ra lòng nàng mà thôi. Có lẽ vì thái độ rất đàn bà đó, mà Beatrice, lại là một nhân vật nữ ấn tượng, khó đoán hấp dẫn đến thế, với độ sadistic…ngang ngửa tác giả.
Golden Witch VS Golden Age (mystery)
Umineko chịu ảnh hưởng nặng của Agatha Christie, với bối cảnh của And then there were none, và nhân vật từ The Crooked House (Rất may mắn là em Maria chưa đến nỗi…như em bé trong đó)
Trong câu chuyện, Ryukishi, dù khẳng định từ đầu “đây không phải truyện mystery, chúng mày đừng suy luận mất công, hung thủ là phù thủy đó,” nhưng cách viết và lý luận đậm chất truyện trinh thám đã là mồi câu hoàn hảo cho fan của thể loại này. Nhưng có vẻ Ryukishi đang đùa nhiều hơn là nghiêm túc, khi đưa chính 10 quy luật Knox và 20 luật của Van Dine và câu chuyện mình viết. Nó thảo luận các vấn đề và cliché thường gặp của truyện trinh thám, có thể coi là một “essay” về truyện trinh thám hơn là truyện trinh thám thực sự.
Lý luận về truyện trinh thám của Ryukishi, tiếc thay, với các fan của Golden Age Mystery, là còn nhiều sơ hở, và có lúc quá coi nhẹ thể loại này, như khi ông khẳng đinh, truyện trinh thám “không quan tâm đến trái tim”.
Writing style:
Bản dịch của Witch Hunt có thể nói là khá kĩ lưỡng. Với tính chất của Umineko, arc sau phủ định arc trước, họ phải dịch cực kì nhanh và hiệu đính lại các arc trước theo những thông tin mới ở arc này. Nhưng chất lượng dịch vẫn khá tốt.
Còn Ryukishi, đầu tiên tớ phải nói là chất lượng viết (ý tưởng, diễn đạt, thủ pháp nghệ thuật) của Umineko cao hơn mặt bằng chung của visual novel/sound novel. Những cliché của thể loại mystery được sử dụng khôn ngoan, tác giả chơi đùa một cách khá thoải mái với một thế giớinhiều metaphor. Tôi sẽ cho điểm cao của Ryu về sự TÁO GAN, đã tận dụng hết khả năng của một cốt truyện nhiều arc để xây dựng một thế giới nhiều tầng, đến nỗi giờ bạn không thể hiểu nổi mình đang ở tầng nào.
Qủa vậy, Umineko là một thế giới của metaphor. Tất cả đều không “thực” nhưng tất cả đều có ý nghĩa gì đó. Những khung cảnh của Kinzo là không thực, nhưng nó đều chuyển tải gì đó đến người khác về cách người ta nhìn vào ông, (Natsuhi chẳng hạn)
ồ, và còn nữa, Ryukishi là thằng troll vĩ đại. Giang hồ đồn đại là Ryukishi tự mình xông pha các forum để xem fan đang có cái theory gì để về nhà đập tan nát trong bản game sắp tới. Vì vậy, mỗi lần ep mới lên, bạn có thể thấy forum trên animesuki gần như bốc cháy vì…lửa giận của fan, và nhiều lúc đọc tôi dám thề là R07 đang mỉm cười “đểu cáng”. Rất tiếc là bây giờ bạn đọc Umineko thì thời gian đọc nó “vui vẻ”, khóc ròng uất hận nhất đã qua rồi. Có thể nói fandom của Umineko vừa giận vừa ghét vừa không bỏ R07 mà đi được, như trong một "mối tình" rất sadistic vậy.
Đương nhiên cách viết của Ryukishi còn rất nhiều tồn đọc. Thời gian viết ngắn khiến câu cú không trau chuốt, nhiều đoạn hơi lê thê buồn ngủ, và cái thói quen của tác giả dùng :cackle cackle: hay là mấy cái Engrish như DEATH SENTENCE TO DEATH!!! có thể làm người đọc khó chịu.
Điều cuối là, năng lực của Ryukishi không đều. Có thể godlike (Higurashi) cũng có thể chán bỏ xừ (Okami Kakushi). Umineko cũng có những đoạn đọc rất…chán nản…Cái Tea Party của EP cuối cùng là ví dụ. Và tớ đố cậu nào đọc qua cái Love Duel của EP 6 mà không ngáp ấy. Tớ đọc đoạn đó chỉ vì hai em Zepar Fufur.
Tuy nhiên, với tất cả sự thể nghiệm của nó, cấu trúc độc đáo và sự nhiệt tình của tác giả trong việc tích cực troll fan như thế, đã khiến Umineko trở nên hấp dẫn đến quái đản. Đó cùng loại như cái ma lực đã kéo người ta với thể loại trinh thám, như những tác phẩm kinh điển của Agatha Christie: để suy nghĩ, tranh luận cùng tác giả. Bây giờ có thể chắc chắn rằng Umineko không phải là truyện trinh thám, nhưng Ryukishi hiểu hơn ai hết rằng truyện trinh thám là thể loại có tính tương tác mạnh mẽ nhất giữa người đọc và tác giả. Và R07 đã thành công phần nào trong việc tái dựng tính tương tác ấy trong một game không có choice (trừ EP8, nhưng mấy choice đó khá…)
Và tớ rất thích cách nghĩ của R07 rằng “truyện trinh thám dựa trên tình yêu và niềm tin giữa tác giả và độc giả.Cốt truyện của Umineko nói rất nhiều về tình yêu. Tình yêu là sự thật. Tình yêu giúp ta nhìn thấy sự thật mà cũng có thể che giấu sự thật. Trong mối quan hệ giữa người đọc và tác giả, thì đây cũng là một điều tớ thích ở Ryukishi. Mặc dù cái kết của Umineko nó khiến tớ, một fan trinh thám cuồng nhiệt thấy bị phản bội,(không phải nói dở, chỉ là nó không giống mình mong đợi), nhưng cách nghĩ và cách viết của Umineko vẫn rất đáng ghi nhận,. Có cái gì đó rất đàn bà trong cách R07 viết truyện trinh thám, giống như một người tình thoắt làm mặt giận dỗi, lúc giả bộ ngọt ngào, dẫu là cách gì ta cũng không đoán được, nhưng ta biết nàng chỉ muốn ta tìm hiểu ra lòng nàng mà thôi. Có lẽ vì thái độ rất đàn bà đó, mà Beatrice, lại là một nhân vật nữ ấn tượng, khó đoán hấp dẫn đến thế, với độ sadistic…ngang ngửa tác giả.
Âm nhạc:
Tớ cũng chỉ biết nói có thế. Phần âm nhạc của Umineko là GODLIKE. Bạn cứ
yên tâm là nó phong phú hơn nhạc anime rất nhiều. Những bài OP của
Akiko Shikata rất tuyệt vời. Kể cả bài ED cuối cùng của EP8. Tớ nói thật
dù lúc đó tớ tức ói máu vì cái ending quá troll nhưng cũng phải chảy
nước mắt vì bản nhạc quá tuyệt vời
Nhưng điểm sáng chói lọi của Umineko là những bản nhạc nền. Happiness of
Marionette, Thanks for being born, Miragecoordinator, Dread of the
Grave (aka Battler gets serious), ALIVE , rain, fall, system0…Umineko có
phần nhạc quá tuyệt vời có thể làm thậm chí những công ty thương mại
cũng phải ước ao giá gì game mình có được T__________T
Art
Crappy.Vào thì phải nói ngay cái này, vì nhiều bạn bị turn off bởi cái art tay bự của R07. R07 nổi tiếng vì cốt truyện, chứ không phải vì art, và bạn có thể thấy cái art của Umineko và Higurashi chỉ có thể nói “crappy”. Dẫu sao đây cũng là sound novel, nó không tập trung hình ảnh, không có một cái CG nào. Đó cũng là một cách nói tránh khá khôn ngoan của R07.
Tớ vẫn không hiểu vì sao R07 lại không nhờ người khác vẽ. Nhưng có thể có cái gì đó như là lòng tự trọng của tác giả, muốn chính tay vẽ nên truyện của mình.
Tớ có thích art của Umineko không? Tớ sẽ nói là có. Mặc dù cái art đó là như thế, nhưng xem riết cũng quen, và thực sự biểu cảm rất nhiều và…sinh động. Có thể nói là có hồn. Lúc Beato làm mặt giận với Battler, tớ tự dưng quên mất cái art gà mờ mà lẩm bẩm “Moe!” It’s not ugly, it’s just different. Cũng giống như ZUN của Touhou, dù art crappy là thế, nhưng phần design nhân vật của Ryukishi là rất tốt, gợi cảm hứng cho fan tung hoành với những fanart chắc cùi bắp là đẹp gấp trăm lần official art t_t (Tuy thế tớ vẫn nghĩ design của AuAu nhìn rất ....)
Ồ, và những quả troll face của nhân vật cũng rất là epic nữa chứ.
Bản PS3 cũng không kém đâu nhé
Hiện giờ game đã có bản PS3 với chất lượng hình ảnh vô cùng lung linh. Và đã có patch hình ảnh chuyển sang PC như Higurashi PS2 hồi xưa nữa. Nên cậu nào sợ cái art tay bự thì cũng đừng nản vội nhé.
Tổng kết
Umineko bạn có thể thích nó hay không, nhưng tớ cam đoan rằng nó sẽ là một trong những bộ gây tranh cãi nhất mà bạn từng đọc. Và một trong những bộ ấn tượng, khác lạ hay quái dị nhất mà bạn từng đọc nữa. Tớ đã đọc nhiều, nên cái gì cũng dễ thấy chán, Umineko như một món ăn mà hương vị cứ đổi xoành xoạch sau vài giây, bạn có thể thấy chóng mặt, nhưng không thể chán nó được.
Bản thân tớ có thích nó không ư? Mặc dù như đã nói tớ cũng rất điên vì cái kết của nó, nhưng sau đó nghĩ lại, từ arc 6 tớ đã quyết định, mặc Ryukishi có kết thúc như thế nào, nó vẫn là một bộ yêu thích của tớ. Vì sao ư? Vì tất cả sự độc đáo đã làm nên một chuyến du hành tưởng như ta đang cùng tác giả phê thuốc, vì những dẫn chứng đến thể loại mystery, và những nhân vật dần dần ta đã mang lòng yêu mến mất rồi.
Yêu cầu cài font Japan trước khi cài
Dow MF ma bi capcha thi chi can nhap capcha 1 link thoi con cac link khac cu f5 la duoc
p
Hiện giờ đã có Manga Eng từ Ep 1 đến Ep 8 nhưng chưa full nên ai ngại đọc đoạn đầu thì có thể lên mangareader đọc Eng cho nó dễ hiểu rồi về đọc novel tiếp cũng được đỡ chờ tác giả vẽ truyện.
PS3 Graphic Patch
http://www.mediafire.com/folder/wn5nuwv38viwz/UmiTweak_Chiru
Torrent
http://www.nyaa.eu/?page=view&tid=440953
fix backlog
http://www.mediafire.com/download/6a9z9m7u7le3yz9/nscript%283%29.dat
vứt thẳng vào folder game Umineko Nocture
Phần đầu thì down ở đây
Umineko Ep 1-4
Dow MF ma bi capcha thi chi can nhap capcha 1 link thoi con cac link khac cu f5 la duoc
p
Hiện giờ đã có Manga Eng từ Ep 1 đến Ep 8 nhưng chưa full nên ai ngại đọc đoạn đầu thì có thể lên mangareader đọc Eng cho nó dễ hiểu rồi về đọc novel tiếp cũng được đỡ chờ tác giả vẽ truyện.
PS3 Graphic Patch
http://www.mediafire.com/folder/wn5nuwv38viwz/UmiTweak_Chiru
Torrent
http://www.nyaa.eu/?page=view&tid=440953
fix backlog
http://www.mediafire.com/download/6a9z9m7u7le3yz9/nscript%283%29.dat
vứt thẳng vào folder game Umineko Nocture
Phần đầu thì down ở đây
Umineko Ep 1-4
nguồn: http://uminekofix.wikia.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
» Cảm ơn bạn đã đọc bài viết
Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu muốn
» Rất cảm ơn những comment thiện ý