Xenosaga Episode I : Der Wille zur Macht

13/1/11

Xenosaga Episode I : Der Wille zur Macht
Trong khi “Final Fantasy” ngày càng quan tâm quá nhiều đến đồ hoạ mà quên đi yếu tố nền cơ bản thì “Xenosaga” thật sự là một cửa ải dành cho những gamer vốn đã quá quen với “Final Fantasy”. Đối với những người vốn đã quá lệ thuộc vào những chỗ phục hồi HP, MP miễn phí hay những điểm sao lưu (save) game nằm rải rác suốt một quãng đường dài, mà đặc biệt là những điểm save trước khi đụng độ trùm thì nay, bạn chắc chắn sẽ bị sốc khi cả một khu vực rộng lớn chỉ có hai điểm save (không phục hồi HP), hầu hết không nằm gần chỗ đánh trùm. Điều đó có nghĩa: bạn sẽ phải chơi lại một quãng dài trước khi bước vào đánh trùm nếu như bạn thất trận; cũng như sau mỗi trận quyết đấu, bạn sẽ phải đi một đoạn dài trước khi có chỗ save. Đó là chưa nói đến vấn đề kiên nhẫn của bạn, vì việc phải đi lại một quãng đường dài cũng là một trở ngại đối với bạn nếu muốn đi đến cuối trò chơi.

Để nâng cấp và tăng sức chiến đấu của mỗi nhân vật, sau từng chiến thắng trước kẻ thù, bạn sẽ nhận được một số lượng điểm Experience Points (XP), Talent Points (TP), Skill Points (SP) và Ether Points (EP) không thống nhất. Số điểm TP, EP, SP thông thường không dễ đạt được với lượng lớn, đó cũng là yếu tố chính khiến chúng ta không thể cùng lúc luyện level cho tất cả nhân vật! Tuy nhiên, vẫn có vài mánh khoé để bạn đạt được nhiều điểm bằng cách đánh sao cho x2, x4 hay x10 số điểm mặc định. 


Xenosaga Episode I : Der Wille zur Macht

Phép thuật cũng như các đòn tấn công vật lý được thể hiện rất hoàn hảo và vô cùng phong phú về số lượng cũng như chất lượng. Ánh sáng và các hiệu ứng được thể hiện trong các chiêu Deathblow và phép thuật rất đẹp mắt như Chaos với chiêu Angel Blow, hay X-Buster của KOS-MOS,...

Lấy nền tảng hệ thống trận đấu (battle system) từ “Xenogear” vốn đã quá hoàn hảo, cộng thêm khá nhiều cải tiến, các chuyển động và tiến độ trận đánh trong “Xenosaga” diễn ra rất nhanh. Nói cách khác, có sự khá đồng đều giữa các lượt đánh và khả năng Boost sẽ giúp bạn đi đến... “La Mã” nhanh hơn rất nhiều so với ở “Xenogear”. Trong lượt đi, bạn sẽ có bốn AP và mỗi chiêu thức sẽ tiêu tốn hai AP. Hơn thế nữa, bạn không bắt buộc phải sử dụng tất cả số AP mình có mà có thể để dành cho lượt đánh sau (nói chính xác, bạn để dành chúng để ra Deathblow). Như thế, việc bạn phải xếp chiến thuật sẽ khó khăn hơn, tùy đối thủ mà bạn phải đưa ra những chiến thuật khác nhau. Ngoài ra, việc sử dụng A.G.W.S.. sử dụng khôn khéo Boost, tính chất của kẻ thù hay kết hợp với các bước di chuyển vị trí cũng sẽ đưa bạn đến những chiến thuật hay hơn, nhằm tiêu tốn ít HP trong trận đấu. 


“Xenosaga” không có bản đồ thế giới, thay vào đó là chế độ EVS, tái tạo lại những địa điểm bạn đã đi qua đúng như thực tế của nó. Tuy vậy, điều này dễ khiến chúng ta cảm thấy bị tước đi “cái quyền tự khám phá” như ở “Final Fantasy X”, “Final Fantasy X- 2”. Thế nhưng đây là một câu chuyện liên tục, chúng ta không hề có thời gian và phương tiện để thực hiện điều đó.

Nói đến “Xeno” cũng là nói đến robot, thế nhưng robot trong “Xenosaga” tuy được Junya Ishikagi (“Mobile Suit Gundam 0083: Stardust Memory”, “Z.O.E.: Dolores i.”, “Xenogears”) thiết kế khá đẹp mắt nhưng vai trò của chúng lại chỉ là... “búp bê làm kiểng”. Mặt khác, các chiến hạm thì... không chê vào đâu được.
 
Bạn có bao giờ thích kiểm tra và trả lời e-mail trong game chưa? Nếu chưa, bạn sẽ thích mê với những lá thư gửi cho Shion nhiều hay ít dựa theo địa điểm và cách chơi của bạn. 

Xenosaga Episode I : Der Wille zur Macht

Cho dù nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau, nhạc nền (soundtrack) trong “Xenosaga” hầu như chiếm được người, ngay cả với những thính giả khó tính nhất. Giai điệu lúc trầm buồn, lúc mãnh liệt, lời ca da diết lắng sâu một khi đã nghe và cảm chúng trọn vẹn. Tin chắc đây là những giai điệu đẹp nhất mà bạn từng được thưởng thức. Tất cả phần nhạc nền đều được London Philharmonic Orchestra thể hiện dưới sự sáng tác của Yasunori Mitsuda, người được mệnh danh thiên tài âm nhạc với các tác phẩm bất hủ trong giới mộ điệu như “Time’s scar”, “Small of two pieces”, “Star of tear”,... Và giờ đây, khi nhà sản xuất Takahashi cũng nhúng tay vào thực hiện phần nhạc nền với những ca từ dịu dàng như rơi từng giọt âm thanh xuống tâm hồn của người nghe, thể hiện gần như cả tâm hồn mỏng manh của Shion qua hai tuyệt khúc “Kokoro” (Tâm tư – Trái tim) và “Pain” (Nỗi đau), soundtrack của “Xenosaga” đã thực sự đạt được “cảnh giới” trong nền âm nhạc quốc tế.

Thay vì nhạc nền luôn chạy song song với trò chơi nhằm tạo hiệu ứng về âm thanh, những tuyệt tác của Mitsuda chỉ đặc biệt dành cho những trường đoạn đầy ấn tượng. Và cứ như thế, âm thanh chen lẫn giữa những khoảng không vắng lặng tựa những nhạc điệu thâm trầm kéo dài cho đến kết thúc. Những khoảng trống chỉ tồn tại tiếng súng, tiếng phá huỷ đến một lúc nào đó sẽ bị bao trùm bởi những nốt nhạc mạnh mẽ và khiến người chơi không tránh khỏi cảm giác choáng ngợp đầy bất ngờ.

Nhằm cạnh tranh với những hãng sản xuất lớn về RPG, “Xenosaga” không ngần ngại tô điểm những nhân vật mang đầy nét manga bằng đội ngũ những điễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp. Cùng sự chỉ đạo của ZRO Limit Production, nổi tiếng qua những phiên bản Anh hoá của loạt phim hoạt hình “Cowboy Bebop” và “Serial Expiriment: Lain”, phần lồng tiếng trong “Xenosaga” đã bắt được cái hồn của từng nhân vật. Chúng ta chỉ cảm thấy khá nuối tiếc khi “Xenosaga” không hỗ trợ âm thanh Dolby Digital.

Xenosaga” là game có số lượng và thời lượng các trường đoạn nhiều nhất trong tất cả các game. Nói nôm na, nếu bạn chơi năm giờ thì đã mất hết ba giờ để... coi phim. Hầu hết các game nhập vai (RPG) đều có chung một cách kể chuyện: Các mảnh vụn của nó phân tán khắp thế giới và bạn, trong vai nhân vật chính, sẽ đi thu thập chúng để hình thành một bức tranh hoàn chỉnh. Mặc dù đó là một trong những điều thú vị của thể loại này nhưng tôi muốn tạo ra một RPG hoàn toàn khác: Trong “Xenosaga”, phần game và cốt truyện không bị lệ thuộc lẫn nhau. Nói cách khác, nếu bạn cắt tất cả các đoạn phim nhỏ trong đó và thu chúng vào một đĩa CD riêng biệt, bạn sẽ có cuốn phim thật sự”! 

Xenosaga Episode I : Der Wille zur Macht

Mặc dù chế độ Random Battle (trận đấu ngẫu nhiên) của loạt game “Final Fantasy” giúp người chơi lên level (cấp) rất nhanh nhưng những trận đánh ngoài ý muốn quả thật rất khó chịu. Trong “Xenosaga”, bạn có thể chủ động hơn nhiều: Chỉ khi bạn chạm vào địch thủ, hay bằng cách tương tác với các vật trên đường đi (ví dụ phá một thùng thuốc nổ ở gần địch thủ) thì trận đánh mới bắt đầu. Có lẽ loại bỏ những trận đánh ngẫu nhiên chưa hẳn là một ý tưởng đột phá của “Xenosaga”, nhưng dù sao điều này cũng giúp người chơi chủ động hơn rất nhiều về mặt chiến thuật.

Đã là một game RPG, các mini game trong “Xenosaga” cũng là một yếu tố không thể thiếu: Bạn sẽ tha hồ “choảng nhau” với A.G.W.S. Battler, hay đánh bạc và chơi XenoCard,... Chính xác, “Xenosaga” cung cấp cho bạn bốn mini game này: Drilling Game, Casino Game (sòng bạc), Card game (đánh bài), Battle Gear Game (oánh nhau bằng robot). Riêng Card Game và Battle Gear Game có hỗ trợ hai người chơi nên bạn có thể đấu với bạn bè tùy thích. Drilling game có thể được xem như một phần quan trọng trong cốt truyện nữa đó. Tiền rất quan trọng trong “Xenosaga” so với các RPG khác, vì bạn cần tiền để nâng cấp A.G.W.S. và mua item sau này. Bên cạnh các mini-game là nhiều Side-Quest (nhiệm vụ phụ thêm) không liên quan lắm đến nội dung chính. Cuộc truy tìm Segment Address, từng phần của Erdekaiser – A.G.W.S. huyền thoại, sự chuyển hoá của MOMO và Summon đặc biệt cho JR cũng lấy đi của bạn khá nhiều thời gian.
Download
http://www.mediafire.com/?sharekey=328c2d0264d36ffc91b20cc0d07ba4d2e31aff92a9b6b883

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

thiếu part 29 rồi sửa dùm đi

LionKing nói...

dã up lai xenosaga 1

Đăng nhận xét

» Cảm ơn bạn đã đọc bài viết
Nếu có thắc mắc hay góp ý, bạn hãy để lại một nhận xét
» Vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu nếu muốn
» Rất cảm ơn những comment thiện ý

Related Posts with Thumbnails
 
[Ẩn Chat Box]